câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương chương 1

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp Luật đại cương – Chương 1

Bạn đang xem: câu hỏi trắc nghiệm pháp luật đại cương chương 1

Câu 1: Ở Việt Nam tòa án có thể?

A. Có quyền ban hành pháp luật khi giải quyết tranh chấp
B. Có quyền sáng tạo và thay đổi pháp luật khi giải quyết tranh chấp
C. Chỉ có quyền áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp
D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 2: Nhà nước nào sau đây không theo hình thức quân chủ?

A. Thái Lan
B. Anh
C. Đức
D. Nhật Bản

Câu 3: Cơ quan nào sau đây có chức năng quản lý hành chính?

A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. UBND các cấp
D. Cả B và C đều đúng

Câu 4: Hệ thống pháp luật (HTPL) nào sau đây là HTPL thành văn?

A. HTPL Anh – Mỹ
B. HTPL châu Âu lục địa
C. HTPL XHCN
D. Cả B và C đều đúng

Câu 5: HTPL nào sau đây là HTPL không thành văn?

A. HTPL Anh – Mỹ
B. HTPL châu Âu lục địa
C. HTPL XHCN
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 6: Phần tử cấu thành nhỏ nhất của HTPL:

A. Giả định hoặc quy định hoặc chế tài
B. Điều luật
C. QPPL
D. Cả A, B và C đều sai

Câu 7: Nhà nước nào sau đây có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang?

A. Việt Nam
B. Pháp
C. Ấn Độ
D. Cả B và C

Câu 8: Trong nhà nước quân chủ chuyên chế?

A. Quyền lực nhà nước tổi cao thuộc về một cơ quan tập thể và do bầu cử mà ra
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về một người và được hình thành do bầu cử
C. Quyền lực nhà nước thuộc về một người và được hình thành theo phương thức thừa kế
D. Quyền lực nhà nước được hình thành theo phương thức một tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế

Câu 9: Nhà nước CHXHCN Việt Nam có hình thức cấu trúc là?

A. Nhà nước đơn nhất
B. Nhà nước liên bang
C. Nhà nước liên minh
D. Cả A, B, C

Câu 10: Lịch sử xã hội loài người và đang trải qua mấy kiểu pháp luật?

A. 2 kiểu pháp luật
B. 3 kiểu pháp luật
C. 4 kiểu pháp luật
D. 5 kiểu pháp luật

Câu 11: Theo học thuyết Mác Lênin nhận định nào sau đây đúng?

A. Tính chất giai cấp của nhà nước thì không đổi nhưng bản chất của nhà nước thì thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau
B. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau
C. Tính chất giai cấp và bản chất nhà nước luôn luôn thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau
D. Tính chất giai cấp của nhà nước luôn luôn thay đổi, còn bản chất của nhà nước là không đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau

Câu 12: Mỗi một điều luật?

A. Có thể có đầy đủ cả ba yếu tố cấu thành quy phạm pháp luật.
B. Có thể chỉ có hai yếu tố cấu thành Quy phạm pháp luật
C. Có thể chỉ có một yếu tố cấu thành Quy phạm pháp luật
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 13: Chủ thể của quan hệ pháp luật là?

A. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào
B. Cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận có khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật
C. Cá nhân, tổ chức cụ thể có được những quyền và mang những nghĩa vụ pháp lý nhất định được chỉ ra trong các quan hệ pháp luật cụ thể
D. Cả A, B và C

Câu 14: Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào

A. Xã hội không có tư hữu
B. Xã hội không có giai cấp
C. Xã hội không có nhà nước
D. Cả A, B và C

Xem thêm: bài tập tiếng việt lớp 3 kết nối tri thức

Câu 15: Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế thì?

A. Pháp luật là yếu tố quyết định kinh tế.
B. Kinh tế là yếu tố quyết định pháp luật.
C. Pháp luật là yếu tố quyết định kinh tế, nhưng kinh tế có tính độc lập tương đối, tác động trở lại pháp luật.
D. Kinh tế là yếu tố quyết định pháp luật, nhưng pháp luật có tính độc lập tương đối, tác động trở lại kinh tế.

Câu 16: Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL?

A. Khi có QPPL điều chỉnh QHXH tương ứng
B. Khi xuất hiện chủ thể pháp luật trong trường hợp không cụ thể
C. Khi không xảy ra sự kiện pháp lý
D. Cả B và C

Câu 17: Sắp xếp theo thứ tự nhỏ dẫn các lĩnh vực của pháp luật

A. Quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật
B. Hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật
C. Ngành luật, quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, chế định pháp luật
D. Chế định pháp luật, quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, ngành luật

Câu 18: QPPL là cách xử sự do nhà nước quy định để?

A. Áp dụng trong một hoàn cảnh cụ thể
B. Áp dụng trong nhiều hoàn cảnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 19: Sự tồn tại nhà nước?

A. Là kết quả tất yếu của xã hội loài người, ở đâu có xã hộ ở đó tồn tại nhà nước
B. Là kết quả tất yếu của xã hội có giai cấp
C. Là do ý chí của các thành viên trong xã hội với mong muốn thành lập nên nhà nước để bảo vệ lợi ích chung
D. Cả A,B,C

Câu 20: Nhà nước quân chủ hạn chế (quân chủ lập hiến) là nhà nước?

A. Quyền lực tối cao thuộc về một cơ quan tập thể và được hình thành theo phương thức thừa kế
B. Quyền lực tối cao thuộc về một cơ quan tập thể do bầu cử mà ra
C. Quyền lực nhà nước được phân chia cho người đứng đầu nhà nước theo phương thức thừa kế và một cơ quan nhà nước khác
D. Quyền lực nhà nước thuộc về một tập thể những người quý tộc và được hình thành do thừa kế

Câu 21: Trong các quan hệ pháp luật dân sự?

A. Các bên bình đẳng về địa vị pháp lý
B. Các bên không bình đẳng về địa vị pháp lý
C. Tùy từng trường hợp mà các bên bình đẳng hoặc không bình đẳng về địa vị pháp lý
D. Cả A, B, C đều sai

Câu 22: Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại nào sau đây có nguyên nhân là do mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được:

A. Nhà nước Giéc – manh.
B. Nhà nước Rôma.
C. Nhà nước Aten.
D. Các Nhà nước phương Đông.

Câu 23: Theo học thuyết Mác – Lênin, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tính chất giai cấp của nhà nước không đổi nhưng bản chất của nhà nước thì thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
B. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
C. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước luôn luôn thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
D. Tính chất giai cấp của nhà nước luôn luôn thay đổi, còn bản chất của nhà nước là không đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.

Câu 24: Ngoài tính chất giai cấp, kiểu nhà nước nào sau đây còn có vai trò xã hội?

A. Nhà nước XHCN
B. Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản
C. Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản; Nhà nước phong kiến
D. Nhà nước XHCN; Nhà nước tư sản; Nhà nước phong kiến; Nhà nước chủ nô

Câu 25: Nhà nước quân chủ là nhà nước:

A. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu nhà nước và được hình thành do bầu cử.
B. Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về người đứng đầu nhà nước hay thuộc về một tập thể, và được hình thành do bầu cử.
C. Quyền lực nhà nước tối cao tập trung toàn bộ hay một phần chủ yếu vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 26: Có bao nhiêu hệ thống pháp luật chủ đạo trên thế giới?

A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 27: Mỹ là nước theo hình thức chính thể?

A. Cộng hòa tổng thống
B. Quân chủ lập hiến
C. Cộng hòa quý tộc
D. Quân chủ chuyên chế

Câu 28: Điều kiện để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một QHPL:

A. Khi có QPPL điều chỉnh QHXH tương ứng
B. Khi xuất hiện chủ thể pháp luật trong trường hợp cụ thể
C. Khi xảy ra SKPL
D. Cả A, B và C

Xem thêm: cách nấu cháo cá chép cho bà bầu