Lạp pháp, hành pháp và tư pháp là ba nhánh quyền lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Tuy tên gọi có thể nghe quen, nhưng những quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề này lại không có nhiều người nắm rõ.
Bạn đang xem: cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện đúng hay sai
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện đúng hay sai?
Khái niệm lập pháp?
Lập pháp là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của Nhà nước, lập pháp được thực hiện bởi các cơ quan chuyên trách, thực hiện nghiên cứu soạn thảo hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với chủ trường hoạt động của Nhà nước.
Lập pháp trong mới tương quan khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau, do vậy lập pháp sẽ được hiểu theo nghĩa, cụ thể:
– Lập pháp được hiểu là việc các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, thực hiện nghiên cứu soạn thảo ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật và sửa đổi văn bản pháp luật:
+ Việc thực hiện soạn thảo và ban hành Hiến pháp và các văn bản pháp luật phải tuân theo trình tự nghiêm ngặt, chặt chẽ, đảm bảo các đạo luật trong Hiến pháp có thể thực thi trong thực tế.
+ Hiến pháp là đạo luật gốc của quốc gia, là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, là khuôn mẫu quy định những vấn đề cơ bản của đất nước như chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bản chất Nhà nước …
+ Các văn bản Luật dưới Hiến pháp chỉ quy định cụ thể trong các lĩnh vực, tuân theo tinh thần của Hiến pháp không được trái với quy định của Hiến pháp.
+ Các nhà làm luật sẽ tuân theo tinh thần trên để thực hiện soạn thảo cho phù hợp với cơ chế hoạt động của Nhà nước, mục tiêu Nhà nước muốn hướng tới, đảm bảo cho việc thực thi pháp luật.
– Lập pháp còn được hiểu theo nghĩa là việc các cơ quan thực hiện nghiên cứu soạn thảo và ban hành ra văn bản pháp luật, thực hiện sửa đổi luật.
+ Theo khái niệm này lập pháp được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, không bao gồm việc soạn thảo ban hành ra Hiến pháp mà chỉ thực hiện soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật dưới Hiến pháp.
Cơ quan lập pháp và quyền lập pháp
Thứ nhất: Cơ quan lập pháp
– Cơ quan lập pháp là cơ quan thực hiện quyền lập pháp.
Ở Việt Nam, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội. Điều 69 – Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Xem thêm: tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn
– Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, quy định về Quốc hội, cụ thể:
+ Quốc hội là cơ quan đại biển cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
+ Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa dó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
+ Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
+ Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chức năng thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, Hiến pháp không quy định cho Quốc hội có chức năng đại diện.
Tuy nhiên đối với câu hỏi Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện đúng hay sai? Câu hỏi cũng chưa thật sự rõ ràng đó là đại diện trong lĩnh vực cụ thể nào? Hình thức đại diện là gì? Do đó, chúng tôi đưa ra trả lời dựa theo cơ sở quy định trong Hiến pháp hiện hành như trên.
Thứ hai: Quyền lập pháp
– Quyền lập pháp cần được phân biệt thật sự rõ ràng với khái niệm quyền soạn thảo luật. Pháp luật cho phép một đạo luật có thể được rất nhiều chủ thể khác nhau soạn thảo và trình lên Quốc hội. Trong thực tế hiện nay tại nước ta, đa số các đạo luật đều do Chính phủ soạn thảo, một số ít được thực hiện bởi các chủ thể khác như Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt Trận tổ quốc … Do đó, chủ thể có quyền lập pháp không nhất thiết là chủ thể soạn thảo luật.
– Khi nói đến quyền lập pháp của Quốc hội thì cũng cần xem xét khái niệm lập pháp ủy quyền. Đây là trường hợp Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ và các cơ quan Nhà nước khác như Tòa án, Viện Kiểm sát hoặc trong một số trường hợp là các tổ chức chính trị – xã hội … Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
– Trong đa số các trường hợp, các đạo luật đều có quy định về việc Quốc hội trao quyền cho các cơ quan Nhà nước khác. Đặc biệt, Chính phủ ban hành các văn bản luật pháp hành chính để chi tiết hóa nội dung của các đạo luật đó.
Như vậy, đối với câu hỏi: Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện đúng hay sai? Chúng tôi sẽ trả lời rõ trong bài viết phía trên.
Xem thêm: toán 10 kết nối tri thức với cuộc sống
Bình luận